Tố tụng và giải quyết tranh chấp
Với một đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tranh tụng (tại Tòa án các cấp và các Trung tâm Trọng tài) Luật sư THUAN LAW đã tham gia hỗ trợ và giải quyết thành công nhiều vụ việc cho khách hàng trong các lĩnh vực:
- Tranh chấp về hợp đồng thương mại, dân sự.
- Tranh chấp về thừa kế, di chúc.
- Tranh chấp về đất đai.
- Tranh chấp về hôn nhân gia đình.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Các tranh chấp đặc thù về dân sự khác.
Tranh tụng là quá trình hỏi đáp, tranh luận liên tục giữa các bên để làm rõ sự việc nhằm thuyết phục cơ quan tài phán có phán quyết có lợi nhất cho bên được bảo vệ. Còn việc giải quyết tranh chấp chính là việc giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia một quan hệ pháp luật. Việc tranh tụng và giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết bằng các phương thức:
- Thương lượng bằng sự tự nguyện, thiện chí giữa các bên.
- Hòa giải dưới sự hỗ trợ của bên thứ ba là Hòa giải viên.
- Giải quyết bằng cơ quan tài phán như Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Do vậy, khi đến với THUAN LAW FIRM, bạn sẽ được cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng tại bất cứ giai đoạn nào trong lĩnh vực tranh tụng và giải quyết tranh chấp, bao gồm:
- Tư vấn những giải pháp pháp lý tối ưu và toàn diện giúp khách hàng vừa đạt được mục đích, vừa tối ưu hóa chi phí và thời gian trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp, đồng thời hạn chế được các rủi ro pháp, đặc biệt là bảo đảm bí mật trong công việc của khách hàng
- Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của khách hàng, thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan nhà nước và các bên liên quan nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho vụ việc.
- Tham gia trực tiếp và đại diện tranh tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của khách hàng tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài thương mại.
Với một đội ngũ Luật sư tranh tụng có trình độ chuyên môn, có kinh nghiêm nhiều năm trong hoạt động tranh tụng (tại Tòa án các cấp và các Trung tâm Trọng tài..) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Luật sư THUAN LAW sẽ tư vấn khách hàng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, giúp khách hàng hạn chế được các rủi ro pháp lý, tiết kiệm chi phí, đặc biệt là bảo đảm bí mật trong công việc của khách hàng.
Một số trường hợp tranh chấp thường xảy ra:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hợp đồng khác nhau, hợp đồng được xem như là một lời cam kết giữa các bên tham gia trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế hay xã hội. Đây được xem là sự ràng buộc để các bên có thể thực hiện quyền và lợi ích của mình, đảm bảo được lợi ích mà các bên mong muốn nhưng không nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật.
1. Tranh chấp hợp đồng dân sự, thương mại:
Theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự hiện hành quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng chính là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ để thực hiện công việc đề ra, có thể coi đây là sự kiện pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của các bên khi tham gia vào mối quan hệ hợp tác. Hợp đồng được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện theo ý chí của các bên.
Hợp đồng được thể hiện dưới hình thức là văn bản hoặc bằng miệng. Văn bản có thể được công chứng theo quy định của pháp luật Công chứng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì sự kiện khách quan của một hoặc hai bên dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng, thiếu thiện chí không thể tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trước đó trong hợp đồng. Chính vì vậy, hợp đồng dân sự phát sinh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Khi các bên phát sinh tranh chấp hợp đồng, cần phải tìm được phương pháp giải quyết phù hợp để đôi bên cùng có lợi.
Hòa giải được xem là một trong những phương pháp tối ưu và có lợi nhất cho các bên khi phát sinh tranh chấp. Sỡ dĩ, hợp đồng được các bên giao kết thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí đôi bên cùng có lợi. Nên khi phát sinh tranh chấp các bên sẽ tự thỏa thuận hòa giải trên nguyên tắc tự nguyện, không có bên thứ ba tham gia và không áp dụng theo quy định của pháp luật. Đây là phương pháp thể hiện quyền tự định đoạt của các bên; hiệu quả và chi phí thấp; không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên.
Thương lượng cũng là một trong những phương pháp được các bên đề ra khi có tranh chấp phát sinh. Các bên sẽ cùng nhau ngồi lại để đề xuất ra những phương hướng cụ thể, cách giải quyết vấn đề tốt nhất và đều đem lại lợi ích cho cả hai. Nếu thương lượng được, hai bên sẽ có lợi, tuy nhiên nếu không thương lượng được, các bên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, việc yêu cầu cơ quan giải quyết sẽ khiến các bên mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, chi phí, đôi khi cả sự tín nhiệm.
Một trong những phương pháp khác để giải quyết tranh chấp hợp đồng đó Trọng tài. Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có giá trị pháp luật và cưỡng chế thi hành như bản án hay quyết định của Tòa án. Phương pháp này sẽ giúp các các bên giải quyết tranh chấp nhanh chóng, bảo đảm được các bí mật kinh doanh, đảm bảo được uy tín của các các bên. Tuy nhiên, việc thực hiện phán quyết này vẫn phụ thuộc vào ý chí và sự tự nguyện của các bên, nên vấn đề đôi khi không được giải quyết triệt để.
Phương pháp cuối cùng chính là giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo đúng quy trình, trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Đây là phương pháp cuối cùng mà các bên lựa chọn để có thể bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Mặc dù phán quyết của Tòa án là sự ràng buộc trách nhiệm để các bên thực hiện bảo đảm quyền và lợi ích nhưng song song đó vẫn có mặt hạn chế vì thủ tục thiếu linh hoạt, tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí của đôi bên.
Phương pháp giải quyết tranh chấp nào cũng sẽ đem lại ưu và nhược điểm cho các bên khi phát sinh tranh chấp. Luật sư THUAN LAW đề xuất cho các bên nên chọn phương pháp hòa giải trước khi chọn những phương pháp khác. Vì phương pháp này là sự thỏa thuận của các bên, các bên thể hiện được mong muốn của mình khi gặp bất cập trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trên nguyên tắc thiện chí đôi bên cùng có lợi, để quyền và lợi ích, uy tín của các bên vẫn được bảo đảm.
Chi tiết dịch vụ
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
- Đề ra các phương án giải quyết hợp lý nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
- Đại diện khách hàng để thực hiện thương lượng, hòa giải, khởi kiện khi có tranh chấp xảy ra.
- Hỗ trợ, tư vấn thực hiện soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị đơn từ khởi kiện cho từng phương án giải quyết.
- Tìm những căn cứ pháp lý và các chứng cứ để bào chữa cho khách hàng.
- Đại diện để tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho khách hàng.
- Với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.
2. Tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, bất động sản:
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cuộc tranh cãi liên quan về đất đai đang tiếp diễn. Có người thì tranh cãi về quyền sử dụng đất, có người tranh cãi về mục đích sử dụng đất, lại có người tranh cãi về ranh giới địa chính. Tuy nhiên dưới góc tiếp cận, cách suy nghĩ và những vấn đề pháp lý gặp phải của mỗi là khác nhau nên rất khó để mọi người có thể hình dung được như thế nào là tranh chấp đất đai.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Như vậy, theo định nghĩa Luật định thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất liên quan đến quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; địa giới hành chính;
Một số tranh chấp đất đai thường gặp
- Tranh chấp đất giữa người sử dụng hợp pháp với cá nhân khác.
- Tranh chấp đất giữa người sử dụng hợp pháp với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất).
- Tranh chấp đất giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…
- Tranh chấp đất giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng hợp pháp.
Chi tiết các dịch vụ
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai
- Kiểm tra tính pháp lý các giấy tờ của khách hàng.
- Tư vấn các thủ tục và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết có liên quan.
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.
- Đại diện tranh tụng giải quyết các tranh chấp về đất đai tại Tòa án.
3. Tranh chấp trong trường hợp vay, mượn tài sản:
Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Theo quy định này, có thể hiểu Hợp đồng vay chính là sự thảo thuận giữa bên vay và bên cho vay về việc giao tài sản, thời hạn thanh toán nghĩa vụ gồm tài sản vay và cả phần lãi suất theo thỏa thuận.
Trong quá trình thực hiện hợp hiện hợp đồng, nếu các bên nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thì phát sinh tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa bên vay và bên cho vay. Tranh chấp có thể liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ được bên thỏa thuận tự nguyện trong hợp đồng hoặc có thể tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, sửa đổi hay bổ sung chấm dứt hợp đồng,…
Chi tiết các dịch vụ
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay
- Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục liên quan khởi kiện ra Tòa án
- Đại diện theo ủy quyền để khởi kiện ra Tòa án.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành niêm phong và kê biên tài sản để đảm bảo cho việc thu hồi khoản vay theo qui định của pháp luật.
Ngoài những trường hợp tranh chấp điển hình trên đây, THUAN LAW FIRM còn tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng giải quyết khá nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp phát sinh tranh lĩnh vực Lao động, tranh chấp tài sản chung, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…Đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng. Từ đó tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng và giá trị thương hiệu riêng cho THUAN LAW FIRM nói chung cũng như đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý của Công ty.